Giá dầu tăng hơn 1%, chấm dứt chuỗi giảm nhờ kỳ vọng tiêu thụ ở Mỹ
Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), thị trường dầu thô lấy lại sắc xanh, sau ba phiên giảm liên tiếp, với giá dầu WTI tăng 1,53% lên 71,11 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 1,43% lên 75,23 USD/thùng. Sức bán giảm trong bối cảnh tâm lý của các nhà đầu tư được cải thiện, bất chấp những lo ngại về suy thoái.
Trong phiên sáng, giá dầu chịu ảnh hưởng tiêu cực khi Bloomberg công bố một khảo sát cho thấy có tới 40% khách du lịch Trung Quốc không có kế hoạch đi du lịch nước ngoài, phản ánh triển vọng tiêu thụ mờ nhạt. Sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc vẫn luôn cần thiết với sự phục hồi của ngành du lịch toàn cầu, và là yếu tố thúc đẩy nhu cầu dầu.
Giá dầu phục hồi vào phiên chiều tối nhờ một loạt các tin tức hỗ trợ. Gián đoạn sản xuất tại Alberta, khu vực chịu trách nhiệm tới 80% sản lượng dầu của Canada vẫn chưa được khắc phục. Theo trang tin Reuters, các vụ cháy rừng có thể khiến cho khu vực này sản xuất ít hơn 300.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, việc Mỹ chuẩn bị bước vào giai đoạn lái xe cao điểm mùa hè sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ theo mùa, và là một yếu tố hỗ trợ cho giá dầu.
Để đảm bảo nguồn cung, Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã thông báo họ sẽ mua lại 3 triệu thùng dầu thô để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR). Sau khi giải phóng hơn 200 triệu thùng vào năm 2022, hiện Kho dự trữ Chiến lược của Mỹ chỉ còn khoảng 362 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1983, chưa đủ đáp ứng mức tiêu thụ hiện nay của Mỹ trong vòng 20 ngày.
Mặc dù đợt thông báo mua lại này có số lượng không quá lớn, nhưng các nhà đầu tư tin rằng đây chỉ là khởi đầu cho nhiều đợt bổ sung sắp tới, và có thể làm gia tăng tình trạng thắt chặt nguồn cung dầu trên thị trường.
Thị trường cũng theo dõi chặt chẽ nguồn cung từ phía Mỹ, bởi đây là quốc gia có năng lực sản xuất lớn, có thể phần nào bù đắp khoảng trống mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) để lại sau khi cắt giảm sản lượng. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết, sản lượng dầu của Mỹ từ bảy lưu vực đá phiến lớn nhất dự kiến sẽ tăng trong tháng 6 lên mức cao nhất được ghi nhận. EIA ước tính sản lượng dầu sẽ tăng 41.000 thùng/ngày lên 9,33 triệu thùng/ngày.
Một yếu tố khác cũng góp phần cải thiện sức mua của thị trường dầu trong phiên hôm qua đến từ sự suy yếu của đồng USD, phản ánh qua chỉ số Dollar Index giảm nhẹ về 102,43 điểm. Đồng bạc xanh suy yếu giúp cho dòng tiền phân bổ nhiều hơn vào các thị trường tài chính và làm cho chi phí kinh doanh, đầu tư dầu thô giảm xuống.
Trong phiên hôm nay, các số liệu kinh tế của Trung Quốc như sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ sẽ được công bố. Đây có thể là chất xúc tác với thị trường trong phiên sáng.
Nguồn cung từ Mỹ chi phối xu hướng giá dầu giai đoạn tới
MXV cho biết, giai đoạn tới, thị trường sẽ tập trung theo dõi chặt chẽ nguồn cung từ phía Mỹ, bởi đây là quốc gia có năng lực sản xuất lớn, có thể phần nào bù đắp khoảng trống mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) để lại sau khi cắt giảm sản lượng.
Để đảm bảo nguồn cung, Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã thông báo họ sẽ mua lại 3 triệu thùng dầu thô để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR). Sau khi giải phóng hơn 200 triệu thùng vào năm 2022, hiện Kho dự trữ Chiến lược của Mỹ chỉ còn khoảng 362 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1983, chưa đủ đáp ứng mức tiêu thụ hiện nay của Mỹ trong vòng 20 ngày.
Mặc dù đợt thông báo mua lại này có số lượng không quá lớn, nhưng các nhà đầu tư tin rằng đây chỉ là khởi đầu cho nhiều đợt bổ sung sắp tới, và có thể giúp nguồn cung tăng lên đáng kể.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cũng cho biết, sản lượng dầu của Mỹ từ bảy lưu vực đá phiến lớn nhất dự kiến sẽ tăng trong tháng 6 lên mức cao nhất được ghi nhận. EIA cũng ước tính sản lượng dầu sẽ tăng 41.000 thùng/ngày lên 9,33 triệu thùng/ngày.
Còn trong phiên hôm nay (16/05), các số liệu kinh tế của Trung Quốc như sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ sẽ được công bố. MXV cho rằng, đây có thể là chất xúc tác với thị trường trong phiên sáng.
Giá lúa mì tăng hơn 4%
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/05, giá lúa mì đã tăng mạnh hơn 4% trong ngày hôm qua và là mặt hàng tăng mạnh nhất nhóm nông sản. Những tác động tích cực từ số liệu được công bố trong báo cáo Cung - cầu nông sản thế giới tháng 05 (WASDE) của USDA tiếp tục thúc đẩy lực mua đối với lúa mì.
Theo dữ liệu từ SovEcon, Nga đã chỉ xuất khẩu được 0,68 triệu tấn lúa mì trong tuần vừa rồi, giảm mạnh so với mức 1,06 triệu tấn lúa mì trong tuần trước đó do ảnh hưởng của mưa bão.
Bên cạnh đó, lo ngại về sự đổ vỡ của thỏa thuận biển Đen cùng tình hình xuất khẩu khó khăn từ Nga càng góp phần hỗ trợ đà tăng cho giá. Mới đây, đại sứ lưu động của Bộ Ngoại giao Ukraine Olha Trofimtseva cho biết, không có thêm cuộc đàm phán bổ sung nào về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen trong tuần này, trong bối cảnh tương lai của thỏa thuận vẫn còn rất mờ mịt.
Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian lần đầu tiên được ký kết vào cuối tháng 07/2022, giúp Ukraine có thể xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn thông qua các cảng biển. Sau 2 lần gia hạn thành công, thỏa thuận này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/05 tới. Moscow đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận này, trừ khi những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga được dỡ bỏ. Lo ngại xuất khẩu từ Ukraine có thể bị cản trở trong thời gian tới đã tạo hỗ trợ mạnh cho giá nông sản, đặc biệt là lúa mì.
Diễn biến tương tự, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 07 đã tăng hơn 1%. Báo cáo Giao hàng xuất khẩu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 11/05, giao hàng ngô của Mỹ đã tăng lên mức 1,174 triệu tấn, cao hơn mức 0,974 triệu tấn trong tuần trước và cao hơn mức 1,06 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Số liệu bán hàng cải thiện trong tuần trước đã giúp giảm bớt lo ngại về tình hình xuất khẩu và hỗ trợ giá.
Giá một số hàng hoá khác