Đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi chiến lược giữa bối cảnh nhà sản xuất thiết bị viễn thông này tập trung vào hoạt động tăng trưởng mạnh mẽ.
Logo mới gồm 5 hình dạng khác nhau tạo thành từ NOKIA. Màu xanh mang tính biểu tượng của logo cũ đã bị loại bỏ để thay bằng nhiều màu tùy theo mục đích sử dụng.
Thiết kế logo tiếp theo của hãng năm 1966 đã thay đổi khác hẳn khi không còn hình ảnh chú cá, thay vào đó là tên thương hiệu Nokia ở trung tâm.
Ở những năm 1990 trở đi logo Nokia tối giản hơn khi không còn biểu tượng khối tròn. Thay vào đó là biểu tượng chữ tên thương hiệu và hình mũi tên đang chuyển động về phía trước. Biểu tượng cho thấy một sự vận động mạnh mẽ của thương hiệu, sự linh hoạt các hoạt động kinh doanh. Logo Nokia từ phiên bản này đã sử dụng màu xanh dương cho đến các phiên bản logo tiếp theo. Màu xanh dương mang đến một cảm nhận về sự đảm bảo, tính chắc chắn của thương hiệu, là gam màu trung tính và thường được nhiều thương hiệu lớn sử dụng.
Logo Nokia từ những năm 2006 tối giản hơn nữa với biểu tượng chữ tên thương hiệu, không còn biểu tượng mũi tên nhưng lại thêm khẩu hiệu phía dưới logo. Thời điểm này hãng đã được biết tới do đó chỉ cần biểu tượng chữ đơn giản cũng khiến khách hàng nhận biết khá rõ. Câu slogan phía dưới biểu tượng với thông điệp ý nghĩa đã giúp cho hãng truyền tải tầm nhìn lớn lao tới khách hàng.
Thiết kế logo chuyên nghiệp của Nokia năm 2007 được sử dụng cho đến ngày nay cực kỳ đơn giản khi chỉ sử dụng duy nhất biểu tượng tên thương hiệu NOKIA và dừng việc sử dụng slogan bên dưới. Tuy tối giản nhưng thiết kế logo Nokia lại sử dụng một font chữ nét đậm, tạo cảm nhận về sự chắc chắn. Màu xanh dương trong logo Nokia có thay đổi gam màu một chút và đậm nét hơn.
Sau khi đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Nokia, vốn gặp khó khăn vào năm 2020, ông Pekka Lundmark đã đề ra chiến lược gồm ba giai đoạn: Thiết lập lại, tăng tốc và mở rộng quy mô. Khi giai đoạn thiết lập lại đã hoàn tất, Lundmark cho biết giai đoạn thứ hai đang bắt đầu.
Mặc dù Nokia vẫn đặt mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh là nhà cung cấp dịch vụ, nghĩa là người bán thiết bị cho các công ty viễn thông, song trọng tâm chính của Nokia hiện nay là bán thiết bị cho các doanh nghiệp khác.
Lĩnh vực kinh doanh của Nokia đã có mức tăng trưởng rất tốt 21% trong năm 2022, mảng này chiếm khoảng 8% doanh thu công ty, khoảng 2 tỷ euro (2,11 tỷ USD). Nokia mong muốn đưa mức này lên hai con số càng nhanh càng tốt.
Các công ty công nghệ lớn đã hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông như Nokia để bán mạng 5G riêng và thiết bị cho các nhà máy tự động cho khách hàng, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.
Nokia có kế hoạch xem xét lộ trình tăng trưởng của các mảng kinh doanh khác nhau và xem xét các giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thoái vốn.
Ông Lundmark nhấn mạnh Nokia chỉ muốn kinh doanh cùng các doanh nghiệp mà hãng có thể thấy khả năng hoạt động trên toàn cầu.
Việc Nokia hướng tới tự động hóa nhà máy và các trung tâm dữ liệu cũng sẽ giúp hãng cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn, chẳng hạn như Microsoft và Amazon.
“Sẽ có nhiều loại trường hợp khác nhau, đôi khi họ sẽ là đối tác của chúng tôi, đôi khi họ có thể là khách hàng của chúng tôi và tôi chắc chắn rằng cũng sẽ có những tình huống họ trở thành đối thủ cạnh tranh.”
Thị trường bán thiết bị viễn thông đang chịu sức ép với việc môi trường vĩ mô làm giảm nhu cầu từ các thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như Bắc Mỹ, và thay thế bằng Ấn Độ, nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp, qua đó khiến đối thủ Ericsson phải sa thải 8.500 nhân viên.
Lundmark cho hay Ấn Độ, nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, là thị trường phát triển nhanh nhất của Nokia, điều này cho thấy một sự thay đổi về cấu trúc. Ông Lundmark cũng kỳ vọng thị trường Bắc Mỹ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2023.