Dưới đây là tổng quan về những sự kiện kinh tế - tài chính quan trọng nhất sẽ diễn ra trong tuần này:
1/ Fed có thể sẽ tạm dừng thắt chặt tiền tệ
Sau khi tập trung hết sức vào việc cố gắng kiềm chế lạm phát, Fed bắt đầu phải giải quyết những vấn đề phát sinh từ đó tại cuộc họp kéo dài hai ngày (21 và 22/3).
Mới cách đây một tuần, các nhà đầu tư còn chuẩn bị cho việc Fed sẽ khôi phục mức tăng lãi suất “khổng lồ” 50 điểm cơ bản, sau khi Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed có thể phải tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến nếu dữ liệu cho thấy nền kinh tế vẫn còn nóng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn sau vụ việc ngân hàng Silicon Valley (SVB). Các nhà giao dịch hiện dự báo Fed sẽ tăng lãi suất không nhiều, ở mức 25 điểm cơ bản hoặc không tăng chút nào.
Dữ liệu lạm phát tháng 2 của Mỹ phù hợp với dự đoán của thị trường đã an ủi phần nào cho Fed, mặc dù mức tăng lạm phát hàng năm là 6% vẫn cao hơn mục tiêu 2%.
2/ Thụy Sỹ tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) sẽ họp vào thứ Năm (23/3), dự kiến tập trung vào 2 nội dung chính: Giữ vững danh tiếng của Thụy Sỹ như một trung tâm tài chính an toàn, và tiếp tục chống lạm phát.
SNB đã nhanh chóng can thiệp để trấn an các nhà đầu tư sau khi cổ phiếu và trái phiếu của Credit Suisse lao dốc bằng việc bơm tiền cho ngân hàng này. Sáng ngày 21/3 theo giờ Việt Nam, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã chính thức đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD. Biện pháp này được đánh giá là biện pháp tốt để giữ danh tiếng của Thụy Sỹ.
Về cuộc họp của Ngân hàng quốc gia, SNB được dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm, hoặc thậm chí 50% trong kỳ họp này để giải quyết vấn đề lạm phát.
3/ Ngân hàng Anh sẽ hành động như thế nào?
Ngân hàng Anh có thể sắp kết thúc chiến dịch tăng lãi suất kéo dài 17 tháng để chống lạm phát. Các thương nhân đặt cược 60% khả năng ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ nâng lãi suất thêm một 1/4 điểm lên 4,5% và 40% khả năng họ sẽ giữ lãi suất vào ngày 23 tháng 3.
Lạm phát vẫn ở mức hai con số, nhưng có dấu hiệu cho thấy một số áp lực về giá đang giảm bớt. Khi thời tiết ấm hơn đang đến gần, giá khí đốt tự nhiên đã giảm 70% trong ba tháng qua và không còn là vấn đề đáng lo ngại. Áp lực thị trường lao động - bao gồm lạm phát tiền lương - đang bắt đầu dịu đi.
Nền kinh tế mong manh, chi phí đi vay cao và người lao động đang phải đối mặt với tình trạng tiền lương thực tế giảm mạnh. Thị trường tiền điện tử cho thấy dù theo cách nào thì các nhà giao dịch cũng không mong đợi BoE triển khai nhiều hỏa lực hơn nữa. Câu hỏi đặt ra là: BoE đã làm đủ để đưa thần lạm phát quay trở lại chiếc bình hay chưa?
4/ Nhật Bản với lần tăng lương nhiều nhất trong 1/4 thế kỷ
Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang giảm, thị trường tập trung theo dõi và dự đoán thời điểm Ngân hàng Nhật Bản có thể nới lỏng hơn nữa những quy định xung quanh lợi suất trái phiếu dài hạn - tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách ôn hòa bảo vệ lập trường chính sách cực kỳ nới lỏng của mình.
Dữ liệu giá tiêu dùng của Nhật Bản sẽ công bố vào thứ Năm có thể thay đổi bức tranh đó. Lạm phát cơ bản đang ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ - gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Triển vọng tiền lương cũng được cải thiện - điều mà các nhà hoạch định chính sách từ lâu đã chỉ ra là mảnh ghép còn thiếu trong bài toán lạm phát.
Trong những ngày tới, các công ty hàng đầu của Nhật Bản sẽ đồng ý đợt tăng lương lớn nhất trong 1/4 thế kỷ khi họ kết thúc cuộc đàm phán về tiền lương hàng năm - được theo dõi chặt chẽ và được gọi là "shunto". Liệu các công ty nhỏ hơn có đủ khả năng để đi theo sự dẫn dắt của họ (các công ty lớn) hay không? Điều đó vẫn còn phải chờ xem.
5/ Mọi thứ, mọi nơi dồn vào một thời điểm
Đối với những người giao dịch, đầu tư - và báo cáo - thị trường tài chính, những ngày gần đây giống như 'Everything Everywhere All at Once' (tạm dịch: Mọi thứ ở mọi nơi cùng một lúc) - tựa đề của bộ phim đoạt giải xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar năm 2023.
Một số ngân hàng quốc tế đang gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại xảy ra trong bối cảnh lạm phát đã hạ nhiệt nhưng chưa về mức mục tiêu đang khiến các ngân hàng trung ương phải cân nhắc cẩn trọng những bước đi tiếp theo để vừa tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát, vừa giảm thiểu tác động đến nền kinh tế.
Phản ứng của các cơ quan chức năng cũng là chìa khóa cho sự thành công. Khoản cứu trợ của Mỹ trị giá 30 tỷ đô la cho ngân hàng First Republic Bank và sự đảm bảo của các ngân hàng trung ương (Fed và SNB) đã kịp thời trấn an thị trường.
Tham khảo: Refiniti