Ngân hàng Nhà nước không chào thầu tín phiếu và cũng không có tín phiếu đáo hạn trong tuần qua. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố hiện tại ở mức 1.201,98 tỷ VND, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ở mức 110.699,8 tỷ VND.
Kể từ sau Khi Ngân hàng Nhà nước kích hoạt 2 đợt giảm lãi suất điều hành ngày 14/3/2023 và gần đây nhất là 31/3/2023, các ngân hàng hạn chế vay vốn trên thị trường mở.
Trong tuần từ 20/4 đến 24/4/2023, Ngân hàng Nhà nước cũng chào thầu 25.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố, kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 5,5% nhưng chỉ có 215,5 tỷ đồng trúng thầu.
Sở dĩ các ngân hàng không mặn mà với kênh cho vay của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở là do lãi suất liên ngân hàng VND đã giảm đáng kể.
Sở dĩ các ngân hàng không mặn mà với kênh cho vay của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở là do lãi suất liên ngân hàng VND đã giảm đáng kể.
Tuần từ 27/3 - 31/3, lãi suất VND liên ngân hàng giảm nhẹ trong những phiên đầu tuần nhưng tăng khá mạnh trở lại ở phiên thứ sáu tuần vừa qua. Chốt ngày 31/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 1,5% (+0,3 điểm phần trăm (đpt) so với phiên cuối tuần trước đó); 1 tuần 2,2% (+0,3 đpt); 2 tuần 2,73% (-0,17 đpt); 1 tháng 4,5% (+0,07 đpt).
Lãi suất USD liên ngân hàng tăng nhẹ. Phiên cuối tuần 31/3, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 4,62% (+0,02 đpt); 1 tuần 4,73% (+0,01 đpt); 2 tuần 4,90% (+0,04 đpt) và 1 tháng 5,0% (không thay đổi).
Trong tuần từ 27/3 - 31/3, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng giảm nhẹ luân phiên. Chốt ngày 31/03, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23.600 VND/USD, đi ngang so với cuối tuần trước đó. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục niêm yết tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.450 VND/USD; tỷ giá bán giao ngay ở mức 24.780 VND/USD.
Tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục giảm dần trong tuần qua. Chốt phiên giao dịch cuối tuần 31/03, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 23.459 VND/USD, giảm tiếp 66 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
Tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng và giảm đan xen trong tuần qua. Chốt phiên 31/3, tỷ giá tự do giảm 50 đồng ở chiều mua vào trong khi tăng 80 đồng ở chiều bán ra so với tuần trước đó, giao dịch tại 23.420 VND/USD và 23.470 VND/USD.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Chốt phiên 31/3, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 2,92% (-0,46 đpt); 2 năm 2,92% (-0,46 đpt); 3 năm 2,92% (-0,47 đpt); 5 năm 2,95% (-0,46đpt); 7 năm 2,8% (-0,63 đpt); 10 năm 3,24% (-0,24 đpt); 15 năm 3,42% (-0,25 đpt); 30 năm 3,92% (-0,44 đpt).
Ngày 29/3, Kho bạc Nhà nước huy động 13.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, khối lượng trúng thầu là 10.916 tỷ đồng (đạt 81%). Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 1.500 tỷ, 10 năm là 2.845 tỷ, 15 năm là 4.721 tỷ, 20 năm là 1.000 tỷ và 30 năm là 850 tỷ. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn trên lần lượt tại 5 năm 2,93% (-0,37 đpt so với lần trúng thầu trước); 10 năm 3,45% (-0,15 đpt), 15 năm 3,60% (-0,24 đpt), 20 năm 3,75% (-1,0 đpt) và 30 năm 3,80% (-0,40 đpt). Tuần vừa qua từ 27/3 – 31/3 không có trái phiếu chính phủ đáo hạn.
Về kế hoạch đấu thầu, trong tuần 3/4 – 7/4, Kho bạc Nhà nước dự kiến gọi thầu 8.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp , trong đó kỳ hạn 5 năm gọi 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm gọi 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm gọi 2.000 tỷ và kỳ hạn 30 năm gọi 1.000 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch Outright (giao dịch mua bán thông thường và Repos (giao dịch mua bán lại) trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 5.205 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 8.285 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó.