Seattleites Andy Jassy của Amazon viết rằng việc sa thải nhân viên của Amazon chỉ đơn giản là kết quả tự nhiên của cuộc đánh giá hàng năm. Nhưng ông cũng đã thừa nhận rằng “cuộc đánh giá năm nay khó khăn hơn do nền kinh tế không ổn định còn chúng tôi thì đã tuyển dụng rất nhanh trong mấy năm vừa qua.”
Satya Nadella của Microsoft Corp. thì có cách diễn đạt khác: “Chúng tôi đã thấy khách hàng tăng tốc trong chi tiêu kỹ thuật số vào thời kỳ đại dịch. Giờ đây, họ đang tối ưu hoá chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ để làm được nhiều việc hơn với chi phí thấp hơn.”
Ở khu vực vịnh San Francisco, Sundar Pichai của Alphabet Inc. - công ty mẹ Google, viết: “Trong hai năm qua, chúng tôi đã chứng kiến những giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.”
Mark Benioff của Salesforce Inc. thậm chí còn thẳng thắn chỉ ra vấn đề: “Khi doanh thu của chúng tôi tăng nhanh nhờ đại dịch, chúng tôi đã thuê quá nhiều người dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. Bây giờ thì chúng tôi đang phải đối mặt và chịu trách nhiệm về điều đó.”
Không gì là mãi mãi
Sau đó, Mark Zuckerberg của Meta Platforms Inc. đã chọn cách coi thông báo sa thải tháng 11 của mình gửi đến nhân viên như một lời thú nhận:
“Khi Covid bắt nổ bùng phát, thế giới đã chuyển sang trực tuyến một cách nhanh chóng và sự bùng nổ của thương mại điện tử đã dẫn đến tăng trưởng doanh thu vượt bậc. Nhiều người dự đoán đây sẽ là một đợt tăng tốc vĩnh viễn sẽ tiếp tục ngay cả sau khi đại dịch kết thúc. Tôi cũng vậy đó. Nên tôi đã quyết định tăng đáng kể các khoản đầu tư của mình. Thật không may, điều này đã không diễn ra theo cách tôi mong đợi.”
Tất nhiên, Zuckerberg có thể còn có nhiều điều khác phải hối tiếc, bắt đầu từ quyết định đổi tên Facebook vào năm 2021 và đặt cược vào vũ trụ ảo. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi là Meta đã thuê rất nhiều người vào năm 2020 và 2021 với số lượng nhân viên tăng 60% trong khoảng thời gian đó. Đối với Microsoft, Alphabet, Salesforce và Meta, mức tăng chung là 35%, tương đương 126.170 việc làm.
Tổng số người đã bị bốn công ty này sa thải được công bố cho đến nay là 41.000 người, chiếm khoảng 1/3 số công việc mà họ đã tạo thêm kể từ năm 2019.
Amazon là một câu chuyện khác so với những cái tên phía trên. Hầu hết lực lượng lao động của họ không làm việc với máy tính mà làm việc trong các nhà kho, siêu thị và các bộ phận khác được gọi là để “hỗ trợ tại hiện trường và khách hàng”. Họ đã bổ sung 810.000 nhân viên từ năm 2019 đến năm 2021, tăng hơn gấp đôi số lượng nhân viên và sử dụng nhiều nhân lực hơn bất kỳ tập đoàn nào của Mỹ ngoài Walmart Inc.
Amazon đã thông báo sa thải 18.000 nhân viên cho đến mùa thu và mùa đông này, nhiều hơn bất cứ công ty công nghệ nào nhưng lại chỉ chiếm 2,2% mức tăng số lượng nhân viên trong giai đoạn 2019-2021. Công ty đã sa thải 99.000 nhân viên trong quý 2 năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do công nhân kho hàng và hậu cần kiệt sức nên phải bổ sung thêm 21.000 nhân viên trong quý 3.
Tổng số nhân viên công nghệ bị sa thải trong giai đoạn 2022-2023 hiện tại do Layoffs.fyi thống kê (bao gồm các công ty bán lẻ, tài chính, chăm sóc sức khỏe và tiền điện tử) là 219.132, trong đó 59.448 đã được công bố trong năm nay.
Trong khi đó, theo Cục Thống kê Lao động, các nhà tuyển dụng Mỹ nói chung đã tạo thêm 4,5 triệu việc làm vào năm 2022 mà không có dấu hiệu nào cho thấy số lượng việc làm tháng 12 sẽ tăng chậm lại.
Trên thực tế, sự bùng nổ tuyển dụng đã diễn ra trong một thời gian nhưng nó đã tăng tốc và trở nên rõ ràng trong ba năm qua. Và vốn dĩ đã có những dấu hiệu tăng tốc ngay cả trước khi Covid xuất hiện.
Tính đến tháng 11/2022, lĩnh vực này đã tuyển thêm gần 171.000 người ở Mỹ. Bây giờ thì có vẻ như các giám đốc điều hành công nghệ đang cố gắng đẩy số nhân viên trở lại con số vốn nên có nếu không xảy ra đại dịch – khoảng thời gian mà Zuckerberg những tưởng sẽ tạo nên sự “tăng tốc vĩnh viễn.”
Tăng tốc vĩnh viễn không thực sự tồn tại trong kinh doanh. Khi công ty của bạn trở nên lớn hơn, tốc độ tăng trưởng của nó sẽ chậm lại. Chắc chắn, có thể vẫn sẽ có sự hồi sinh sau thời gian ảm đạm. Niềm tin vào khả năng tăng tốc vĩnh viên là điểm mấu chốt của hoạt động đầu tư cho các công ty khởi nghiệp.
Thế nhưng, đối với các công ty lớn và lâu đời thì khác. Meta sắp bước sang tuổi 20 trong khi Microsoft sắp tròn 48 tuổi. Với họ, niềm tin về tăng tốc vĩnh viễn có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm như hiện tại.
Apple vẫn chưa được đề cập đến. Họ không công bố bất kỳ đợt sa thải nào và cũng không đẩy nhanh việc tuyển dụng trong thời kỳ đại dịch. Số lượng nhân viên của Apple tăng với tốc độ hàng năm là 6% kể từ năm 2019 đến năm 2022.
Việc sa thải trong lĩnh vực công nghệ được công bố gần đây đã khiến hơn 200.000 nhân viên nhận được thông báo cảm thấy đau buồn và đột ngột phải tham gia vào thị trường làm việc tràn ngập những người đồng cảnh ngộ.
Theo Sarah Green Carmichael của Bloomberg, việc sa thải nhân viên có thể gây phản tác dụng đối với công ty khi họ đang làm tổn hại tinh thần của nhân viên và cả mối quan hệ với khách hàng.
Tham khảo Japan Times