Giải thích về những dự báo này, trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/ VnEconomy, bà Lê Hàn Tuệ Lâm, Giám đốc đại diện của Quỹ Nextrans (Hàn Quốc) tại Việt Nam, cho rằng các quỹ sẽ chuyển dịch từ trạng thái đầu tư rủi ro sang trạng thái an toàn hơn. Cơ cấu đầu tư cũng sẽ có sự chuyển dịch sang các lĩnh vực có hệ số an toàn hơn…
Mức đầu tư khởi nghiệp có thể sẽ giảm tối đa 20-30%
Quan sát thực tế nguồn vốn các quỹ đầu tư rót vào thị trường startup từ đầu năm đến nay, bà có nhận xét gì về hiện trạng đầu tư vào khởi nghiệp ở thời điểm hiện tại?
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường vẫn có sự hưng phấn nhất định theo đà tích cực từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, trong mảng đầu tư nói chung có độ trễ nhất định. Những số liệu thương vụ đầu tư lớn từ 50- 70 triệu USD được công bố ra thị trường quý 1/2022, thậm chí cả quý 2/2022, có thể đa phần đã là những con số của cuối năm 2021.
Thông thường, những thương vụ lớn từ 5- 10 triệu USD phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn thành nên thời điểm nhà đầu tư quyết định rót vốn đã diễn ra từ năm ngoái và đến nay mới xuống tiền, được ghi nhận.
Trong 6 tháng đầu năm, tình hình vốn đầu tư vào thị trường startup Việt vẫn có những tín hiệu tích cực, dòng vốn đổ vào có thể vẫn tương đương với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguyên nhân là do hiện nay tình hình thị trường thế giới đã chứng kiến sự điều chỉnh đáng kể, đặc biệt là thị trường các cổ phiếu công nghệ của Mỹ đã giảm, trong đó có những cổ phiếu công nghệ rất “hot” trong 2- 3 năm qua, đã giảm đến 50- 70%. Điển hình như giá trị vốn hóa Facebook đã từng giảm, từ hơn 1.000 tỷ USD xuống còn hơn 500 tỷ USD. Một số doanh nghiệp công nghệ khác như Netflix hoặc cổ phiếu của một số tên tuổi từng được coi là “ngôi sao sáng” cũng chịu cảnh tương tự. Hoặc như trường hợp của Grab khi IPO với vốn hóa lên đến 40 tỷ USD nhưng sau đã “bốc hơi”, có thời điểm tụt xuống chỉ còn khoảng 12 tỷ USD…
Với bức tranh chung của thị trường toàn cầu, các thị trường khác cũng sẽ có diễn biến tương tự. Riêng với những thị trường mới nổi như Việt Nam, độ trễ có thể sẽ lâu hơn.
Từ những diễn biến như trên, dòng vốn đầu tư thực tế vào thị trường startup trong năm 2022 sẽ không cao. Phần lớn những deal có giá trị lớn khoảng 50- 70 triệu USD đã công bố là của năm trước.
Do đó, tôi cho rằng, trong 1-2 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm nhất định của thị trường.
Bà dự đoán như thế nào về nguồn vốn đổ vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt trong năm nay?
Do thị trường Việt Nam có độ trễ tương đối lớn nên có thể tổng mức đầu tư vào khởi nghiệp trong năm 2022 có thể sẽ suy giảm tối đa khoảng 20-30% so với năm 2021. Tuy nhiên, đáng quan ngại là đà giảm sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tiếp theo chứ không chỉ là sự điều chỉnh nhất thời trong năm 2022.
Sự sụt giảm của thị trường có phải theo chu kỳ hay còn do các yếu tố nào khác nữa?
Tôi cho rằng sự sụt giảm này ảnh hưởng theo chu kỳ. Sau đợt suy thoái năm 2008- 2009, chúng ta đã chứng kiến chu kỳ của giá (cổ phiếu công nghệ) đi lên rất mạnh. Từ năm 2010 đến nay, mặt bằng giá mới đã vượt đỉnh cũ, cao hơn mặt bằng giá cũ rất nhiều.
Thời điểm hiện tại có thể coi là một đợt suy thoái để điều chỉnh lại mặt bằng giá mới hợp lý, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Bởi nếu mặt bằng giá tiếp tục cao như hiện nay, cao hơn trước đây cả 10 lần thì sẽ khó có nhà đầu tư nào bỏ tiền giữ cổ phiếu 5- 10 năm nữa. Do đó, việc điều chỉnh lại mặt bằng giá là điều tất yếu.
Thời điểm hiện tại có thể coi là một đợt suy thoái để điều chỉnh lại mặt bằng giá mới hợp lý, hấp dẫn hơn với nhà đầu tư. Bởi nếu mặt bằng giá tiếp tục cao như hiện nay, cao hơn trước đây cả 10 lần thì sẽ khó có nhà đầu tư nào bỏ tiền giữ cổ phiếu 5- 10 năm nữa.
Việc điều chỉnh lại mặt bằng giá là điều tất yếu.
Tuy nhiên, sẽ rất khó có thể khẳng định chu kỳ suy thoái và điều chỉnh lại mặt giá này sẽ diễn ra trong 1- 2 năm, 5 năm hay 10 năm.
Tuy nhiên, sẽ rất khó có thể khẳng định chu kỳ suy thoái và điều chỉnh lại mặt giá này sẽ diễn ra trong thời gian 1- 2 năm, 5 năm hay 10 năm.
Vậy thị trường startup công nghệ Việt có bị hưởng bởi sự thoái trào, khó khăn của những startup công nghệ ở một số lĩnh vực trên thế giới hiện nay không?
Chắc chắn thị trường Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng khó khăn, suy thoái của thị trường toàn cầu. Đơn cử như việc đưa ra mức định giá startup, Việt Nam vẫn lấy những thị trường lớn dẫn dắt làm tiêu chuẩn. Khi chuẩn của các thị trường này hạ xuống thì chuẩn của Việt Nam cũng phải hạ.
Với làn sóng thoái trào của những startup công nghệ “hot” trong thời gian qua như thương mại điện tử, fintech, kinh tế chia sẻ… đã tạo ra mặt bằng giá mới thấp hơn, thì các startup trong lĩnh vực này ở Việt Nam cũng sẽ theo xu hướng dịch chuyển này.
Những ngành/lĩnh vực mới có sức đề kháng cao trước đợt suy thoái hiện nay chủ yếu liên quan đến nhóm Big Tech, công nghệ cao, chuyên sâu... Tuy nhiên, những mảng này lại không phải là thế mạnh của Việt Nam. Chính vì vậy, phần lớn các startup Việt Nam sẽ chịu sự tác động của làn sóng giảm giá chung.
Sự phân cực trong "khẩu vị" đầu tư từ các quỹ
Như vậy, có thể hiểu các nhà đầu tư sẽ “thắt chặt” và cân nhắc hơn khi lựa chọn, rót tiền đầu tư vào startup? Với những diễn biến thị trường như hiện nay, có phải sẽ là một khó khăn với các startup trong tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục phát triển, mở rộng doanh nghiệp, thưa bà?
Thực ra dòng tiền vẫn còn đó nhưng nhà đầu tư sẽ chuyển dịch từ trạng thái đầu tư rủi ro sang trạng thái đầu tư an toàn hơn. Trước đây, các nhà đầu tư có thể đặt cược đầu tư vào startup ở giai đoạn series B, C.
Cùng với đó, cơ cấu đầu tư cũng sẽ chuyển dịch sang các ngành, lĩnh vực có hệ số an toàn hơn. Các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực có hệ số doanh thu đã lên đến 10- 20 lần".
Trong thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào các giai đoạn series B, C vì nhiều rủi ro.
Thay vào đó sẽ lựa chọn các startup giai đoạn sớm hẳn hoặc chuẩn bị IPO. Điều này cho thấy sẽ có sự phân cực rõ ràng trong “khẩu vị” đầu tư.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào các giai đoạn series B, C vì nhiều rủi ro. Thay vào đó sẽ lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp startup giai đoạn sớm hẳn hoặc chuẩn bị IPO. Điều này cho thấy sẽ có sự phân cực rõ ràng trong “khẩu vị” đầu tư.
Cùng với đó, cơ cấu đầu tư cũng sẽ chuyển dịch sang các ngành, lĩnh vực có hệ số an toàn hơn. Các nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực có hệ số doanh thu đã lên đến 10- 20 lần.
Các cơ hội hút vốn đầu tư vẫn còn với các startup làm tốt, làm thật. Bởi trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, đỏ - đen lẫn lộn thì những startup làm thật, chất lượng tốt vẫn có nhiều cơ hội để gọi được vốn từ các quỹ đầu tư.
Một số nhận định đã đưa ra dự báo số vốn đầu tư vào thị trường startup Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 2 tỷ USD. Ngoài ra, các kỳ lân sắp tới trong khu vực có thể sẽ rơi vào các kỳ lân công nghệ của Việt Nam. Bà bình luận thế nào về điều này? Trong bối cảnh thị trường và nguồn vốn đầu tư cho startup khó khăn như hiện nay, các dự báo này liệu có khả quan?
Tôi nghĩ đây là con số tương đối tự tin nhưng trên thực tế có thể sẽ không đạt được. Bởi khi nói con số này chúng ta phải xác định nguồn tiền sẽ đến từ đâu.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á vẫn đang thu hút được dòng tiền tương đối tốt từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn vào những nhà đầu tư lớn nhất hiện nay đang gặp khó khăn thì dòng tiền đầu tư sẽ không còn dễ dàng nữa. Điển hình như Quỹ SoftBank Vision Fund (với mỗi thương vụ đầu tư vài trăm triệu USD) đang gặp khó khăn và giá trị các startup đầu tư đã giảm thì sẽ khó có thể tiếp tục đẩy dòng tiền đầu tư. Những thương vụ nhận đầu tư 100- 200 triệu USD sẽ rất ít, không còn phổ biến như giai đoạn trước đây.
Trong năm 2022, Việt Nam chỉ cần duy trì được mức vốn đầu tư vào khởi nghiệp như năm 2021 đã là một thành công.
Do đó, tôi cho rằng, những thương vụ nhận đầu tư 100- 200 triệu USD sẽ rất ít, không còn phổ biến như giai đoạn trước đây.
Bù lại, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng vào các giai đoạn sớm hơn. Nếu số lượng thương vụ ở giai đoạn sớm đủ lớn, bù được cho các thương vụ lớn thì Việt Nam có thể sẽ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dòng vốn đầu tư vào startup. Tuy nhiên, điều này là rất khó.
Do đó, tôi cho rằng trong năm 2022, Việt Nam chỉ cần duy trì được mức vốn đầu tư vào khởi nghiệp như năm 2021 đã là một thành công. So sánh 6 tháng đầu năm 2022 với cùng kỳ năm trước ở các thị trường lớn, dòng vốn đầu tư cho startup đã giảm khá nhiều.
Thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá “nóng”. Trong 3 thị trường đứng đầu Đông Nam Á (Singapore, Indonesia và Việt Nam), Việt Nam là thị trường còn nhiều room nhất để tăng trưởng. Vì vậy Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng có thể vươn lên top 2 (sau Singapore). Do đó, những nhận định này có cơ sở và có sức thuyết phục.