Bên cạnh những sự kiện trên, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ đặt ra định hướng kinh tế năm 2024, trong khi Bitcoin vừa có một đợt tăng giá xuất sắc sẽ diễn biến ra sao trong những ngày tới.
Dưới đây là những sự kiện sẽ diễn ra trên thị trường tài chính thế giới trong tuần 11-15/12.
1/ Fed tiên phong họp chính sách trong tháng 12
Không có yếu tố nào quan trọng đối với thị trường hơn là Fed. Tổ chức này sắp họp bàn về chính sách trong bối cảnh thị trường đặt cược vào thời điểm Fed cắt giảm lãi suất. Ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới sẽ tuyên bố về chính sách lần cuối cùng của năm 2023 vào thứ Tư (13/12). Đây sẽ là cơ hội cuối cùng trong năm nay để các nhà hoạch định chính sách có thể khuấy động thị trường.
Khả năng cao là Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp sắp tới, và các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell để có thể cho biết khi nào Fed có thể xem xét cắt giảm lãi suất sau khi tăng 525 điểm cơ bản kể từ tháng 3 năm 2022.
Dự báo Fed sẵn sàng bắt đầu hạ lãi suất vào đầu năm 2024 đã giúp thúc đẩy đợt tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu và trái phiếu, đưa S&P 500 lên mức đóng cửa cao nhất của năm 2023 và kéo lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ Mỹ hạn 10 năm giảm xuống gần 4%.
Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát tháng 11 của Mỹ công bố vào thứ Ba (12/12) có thể sẽ cản trở đà tăng của thị trường. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 không thay đổi lần đầu tiên trong vòng hơn một năm.
2/ Các ngân hàng trung ương lớn khác cũng họp chính sách
Không chỉ ở Mỹ, các nhà giao dịch trên các thị trường khác cũng tập trung bàn về thời điểm cắt giảm lãi suất, mặc dù các nhà hoạch định chính cảnh báo rằng sách rằng việc đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất mạnh vào năm tới đã đi quá mức.
Có rất nhiều ngân hàng trung ương lớn sắp họp chính sách, bao gồm Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, Ngân hàng Norges, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đều họp vào thứ Năm (14/12). Tất cả các ngân hàng kể trên, trừ Na Uy, đều được dự báo sẽ tạm dừng chính sách thắt chặt.
Với việc thị trường dự đoán Fed sẽ có 5 lần cắt giảm còn ECB sẽ có 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm tới, trọng tâm chú ý của thị trường là cách các nhà hoạch định chính sách, những người chưa thể đưa ra thông tin rõ ràng về lạm phát, cũng như chật vật như thế nào với áp lực này.
Nhận xét từ những người ấn định tỷ giá, chẳng hạn như Isabel Schnabel, người có quan điểm ủng hộ ECB thắt chặt tiền tệ thêm nữa, đã thúc đẩy các nhà giao dịch tăng giao dịch gấp đôi so với lệ thường và họ có khả năng sẽ tìm ra những manh mối về thời điểm mà các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt tiền tệ. Nhưng nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định lãi suất như hiện tại là đủ thì dự kiến sẽ có một đợt bán tháo trên diện rộng.
3/ Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái?
Các chuyên gia và các nhà giao dịch từ cuối năm 2021 đã đặt cược kinh tế Mỹ suy thoái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự báo của các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ có sự khác biệt khá lớn.
Goldman Sachs dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm tốc nhưng không suy giảm, với chi phí đi vay vẫn ở mức gần mức hiện tại. Deutsche Bank dự đoán kinh tế Mỹ sẽ có một cuộc suy thoái nhẹ, sau đó là đợt cắt giảm lãi suất khổng lồ, 175 điểm cơ bản, sẽ khiến S&P 500 tăng khoảng 10% vào cuối năm 2024. Sự bất ổn dường như gia tăng bất chấp đợt phục hồi ‘nóng bỏng’ của cổ phiếu và trái phiếu trong tháng 11. Các số liệu PMI dự kiến được công bố trong những ngày tới sẽ cung cấp cái nhìn trực quan về vấn đề trên. Dòng tiền chảy ra từ các quỹ cổ phiếu và trái phiếu cho thấy các nhà đầu tư hiện đang có xu hướng nắm giữ tiền mặt.
4/ Trung Quốc họp bàn chính sách
Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu khác nhau về sức khỏe nền kinh tế, vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách triệu tập các cuộc họp quan trọng để đưa ra chương trình nghị sự cho năm 2024. Reuters dẫn lời các cố vấn chính phủ nói nói rằng họ sẽ khuyến nghị lặp lại mục tiêu tăng trưởng 5% và có nhiều biện pháp kích thích hơn để đạt được mục tiêu đó.
5/ Bitcoin hồi sinh
Bitcoin đã tăng trở lại. Vào thứ Ba (12/12), đạt 44.490 USD - mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Nói cách khác, đồng tiền này đã trở lại mức trước khi nhiều loại tiền điện tử nổi tiếng nhất năm 2022 giảm giá.
Các nhà phân tích cho biết mức tăng này được thúc đẩy bởi hy vọng rằng Mỹ có thể chấp thuận đơn đăng ký quỹ ETF bitcoin giao ngay, cũng như các nhà đầu tư đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Nhưng những kết quả đó không được đảm bảo và JPMorgan đã gọi đợt tăng giá bitcoin là “quá mức”.
Trong khi đó, những người hâm mộ tiền điện tử tỏ ra không lo lắng về cảnh báo của Bộ Tài chính Mỹ với nội dung về hậu quả đối với ngành nếu các công ty không chặn và báo cáo dòng tiền bất hợp pháp.
Tham khảo: Reuters